Trung thu ngày xưa qua những bức ảnh một thời để nhớ

Nguyễn Sương tổng hợp(Ảnh tư liệu)Thứ ba, 13/9/2016 18:12 (GMT+7)

Trung thu ngày trước gắn liền hình ảnh tiến sĩ giấy, những chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao rực rỡ với màn múa lân đặc sắc cùng mâm cỗ ấm cúng bên bạn bè, gia đình.

Ngày trước, không khí tết trung thu bắt đầu từ những cửa hàng bày bán bánh trung thu, treo các loại đèn rực rỡ và đồ chơi hấp dẫn. Trẻ em háo hức mong chờ rằm tháng 8 để được rước đèn, múa lân, phá cỗ.

Cửa hàng bánh trung thu Đông Hưng Viên

Cửa hàng bánh trung thu Đông Hưng Viên từng rất nổi tiếng ở Sài Gòn những năm trước 1975. Thời đó, bánh trung thu không đa dạng như bây giờ, chỉ đơn giản là bánh nhân hạt sen và lòng trứng. Các cửa hàng không bày bán tràn lan. Nhiều bà, mẹ tự làm bánh cho con cháu trong gia đình thưởng thức.

Cửa hàng bán đèn kéo quân năm 1975

Những chiếc đèn kéo quân, đèn cá chép sặc sỡ trở thành nét đặc trưng của tết trung thu. Chúng có thể không tinh xảo như ngày nay nhưng luôn là niềm khát khao của trẻ em.

Cửa hàng bán bánh trung thu năm 1975

Trẻ em thường xuyên tìm đến các cửa hàng bán đèn, đồ chơi. Có thể nhiều em không có cơ hội sở hữu món nào trong số chúng nhưng các em vẫn đến ngắm cho đỡ “thèm”.

Đèn ông sao được các ông bố tự làm từ nan tre

Ngày trước, nhiều ông bố bỏ ra hàng giờ, tỉ mỉ gọt từng nan tre rồi dán giấy màu để con có đèn ông sao chơi vào dịp tết thiếu nhi cổ truyền.

Cửa hàng bán đèn trung thu tiến sỹ giấy

Các gia đình thường mua tiến sĩ giấy tặng con vào dịp trung thu với hy vọng con sẽ chịu khó học hành, đỗ đạt, làm rạng danh gia đình, dòng họ.

Những gia đình có điều kiện còn chuẩn bị lân riêng cho con mình. Trẻ em nhà giàu tụ tập với nhau, cùng múa lân, rước đèn, phá cỗ.

Trong khi đó, trẻ em nghèo khao khát nhìn những chiếc đèn rực rỡ được treo tại các cửa hàng. Dù trung thu không trọn vẹn, các em vẫn háo hức trải qua tết thiếu nhi trong không khí vui vẻ.

Trẻ em múa lân vào đầu thế kỷ 20

Trẻ em Hà Nội múa lân trong dịp tết trung thu vào đầu thế kỷ 20. Đoàn múa lân khá đơn giản nhưng rất náo nhiệt, thu hút sự tham gia của các em nhỏ.

Múa lân

Dù ở thời nào, hội múa lân luôn là hoạt động truyền thống của trung thu. Ngày trước, các em nhỏ lớn lên cùng ký ức về những con lân nhiều màu sắc và ông Địa vui tính.

Phá cỗ

Phá cỗ trung thu là một trong những hoạt động chính vào rằm tháng 8. Mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận với điểm nhấn là chú chó làm từ tép bưởi. Mâm cỗ thịnh soạn, nhiều kẹo bánh, hoa quả hay không phụ thuộc tình trạng kinh tế mỗi gia đình. Ở nhiều nơi, trẻ em trong vùng tụ tập, cùng nhau phá cỗ.

Đoàn viên bên gia đình

Trung thu còn được gọi là tết đoàn viên. Vào dịp này, các gia đình thường tụ họp. Nhiều thế hệ cùng quây quần bên mâm cỗ, ngắm trăng, trò chuyện.

Các em nhỏ đón trung thu cùng Bác Hồ

Các em nhỏ đón trung thu cùng Bác Hồ. Vào mỗi dịp tết thiếu nhi, nhiều người vẫn còn nhớ câu thơ tình cảm của Bác dành cho trẻ em: “Trung thu trăng sáng như gương / Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Nguồn: https://znews.vn/trung-thu-ngay-xua-qua-nhung-buc-anh-mot-thoi-de-nho-post681333.html

 

Grand Castella Vietnam

Grand Castella Đài Loan được mệnh danh là món bánh bông lan ngon nhất thế giới, Tại Việt Nam, chúng tôi là đơn vị tiên phong và dẫn đầu về các sản phẩm bánh Bông Lan Tươi Castella, Bánh Trung Thu Duyên Vị, Bánh Kem Bơ Pháp, Bánh Mì, Bánh Ngọt,… sản xuất thủ công mỗi ngày từ 2017

PHÒNG KINH DOANH

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Giỏ hàng
icon zalo
gọi điện thoại
Lên đầu trang